Báo cáo Quốc phòng An ninh Việt Nam, quí II-2012


Khi Việt Nam bắt tay vào quá trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang tốn kém của họ, những đối tác trên khắp thế giới đã xếp hàng với hy vọng có thể chiếm được một phần thị trường quốc phòng đang tăng trưởng hấp dẫn.

Tuy nhiên, Nga - nhà cung cấp vũ khí truyền thống cho Hà Nội, đã gửi tín hiệu rằng họ sẽ làm mọi thứ để giữ được thị trường vũ khí của mình ở Việt Na,.

Sau khi đã ký một hợp đồng cung cấp cho Việt Nam 6 tàu ngầm lớp Kilo, xây dựng cơ sở hạ tầng và căn cứ tàu ngầm cũng như cung cấp bổ sung thêm các chiến đấu cư Sukhoi Su-30MK2 cho Hà Nội, trong tháng 3/2012, Moscow đã công bố rằng họ đã ký kết một thỏa thuận cùng hợp tác phát triển tên lửa chống tàu và máy bay không người lái (UAV) với ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam.

Chương trình tên lửa chống tàu dự kiến sẽ cho phép Việt Nam tự sản xuất biến thể tên lửa Kh-35 Uran của riêng họ - một hệ thống vũ khí mà đang được các tàu tên lửa hiện nay của Việt Nam trang bị.

Thỏa thuận UAV giữa công ty Irkut của Nga với Hiệp hội Hàng không Việt Nam để phát triển một UAV mini mới, sẽ được quân đội Việt Nam sử dụng cho các mục đích giám sát.

Tuy nhiên, do Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của nhiều đối tác quốc tế nên Nga sẽ chắc chắn sẽ phải chia sẻ một số thị phần cung cấp vũ khí của họ.

Trong tháng 1/2012, Singapore đã đồng ý theo đuổi hợp tác công nghiệp quốc phòng với Hà Nội. Ngay sau đó, tháng 2/2012, công ty quốc phòng Rafael của Isreal đã tiết lộ rằng họ đang nhắm tới Việt Nam như một khách hàng tiềm năng cho các sản phẩm máy bay không người lái của họ. Trong khi công ty Israeli Aerospace Industries (IAI) trong tháng 2 cũng đã thông báo rằng, họ đã đạt được một thỏa thuận trị giá 150 triệu USD để cung cấp hệ thống radar mới cho một khác hàng giấu tên châu Á. Các nhà phân tích dự đoán rằng "khách hàng giấu tên" đó có thể là Việt Nam.

Cũng trong tháng 2/2012, Australia đã khai mạc một cuộc đối thoại chiến lược với chính phủ Việt Nam. Một đoàn đại biểu cấp cao của Mỹ, do thượng nghị sĩ Joseph Lieberman và John McCain cũng đã đến Việt Nam trong đầu năm 2012 để tăng cường mối quan hệ gần gũi hơn.

Tuy nhiên giới lãnh đạo Mỹ vẫn ngầm hiểu rằng trong tương lai gần họ vẫn sẽ áp đặt hạn chế mua bán trang bị quốc phòng cho Việt Nam liên quan tới vấn đề nhân quyền, nhưng sắp tới Việt Nam có thể thuyết phục Washington bỏ qua những mối quan tâm của họ về Việt Nam vì lợi ích thương mại và chiến lược giữa hai nước.

Trong thâm tâm, Hà Nội rất muốn mua được các nền tảng chống ngầm mới để có thể chống lại những mối đe dọa trên Biển Đông, trong đó, máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion của công ty Lockheed Martin (Mỹ) là một trong hai ứng cử viên nổi bật có thể đáp ứng yêu cầu này, lựa chọn thứ hai là loại C295 do công ty Airbus Military của châu Âu phát triển.

Tuy nhiên, nhiều công ty quốc phòng phương Tây sẽ phải đối mặt với thất bại ở Việt Nam. Ngân sách quốc phòng thật sự của Hà Nội có thể hơi cao hơn so với qui định phân bổ của chính phủ vào khoảng 3,1 tỷ USD trong năm 2012, nhưng các nguồn lực của họ vẫn còn tương đối khiêm tốn, thậm chí còn hơi khiêm tốn theo chuẩn ngân sách quốc phòng ở khu vực Đông Nam Á.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn khá mong manh, số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước đang cần cải tổ khẩn cấp và chỉ số tín nhiệm về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn gia tăng đáng kể. Do vậy, đây sẽ là cơ hội cho các công ty quốc phòng nước ngoài có thể chứng tỏ mình ở Việt Nam, ngoại trừ ........Sẵn sàng chuyển giao bí quyết công nghệ cho ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam có thể sẽ là chìa khóa để đảm bảo tiếp cận được thị trường tiềm năng này.
Bình luận(Facebook)
0 Bình luận(Blogger)
Bình luận(G+)
| Copyright © 2013 Vietnam Defence