Báo Anh: Ngân sách mua vũ khí của Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD năm 2014

Ngân sách quốc phòng Việt Nam bắt đầu tăng nhanh từ năm 2009, thúc đẩy sự gia tăng về nhập khẩu 0,3 tỷ USD lên 0,9 tỷ USD trong năm ngoái. Dựa trên những hợp đồng đã ký kết, tổng giá trị này được dự đoán sẽ đạt mức 1,4 tỷ USD trong năm 2014.

2013 là năm đã có sự tăng trưởng mạnh về cán cân thương mại quốc phòng toàn cầu. Thị trường buôn bán vũ khí truyền thống đã tăng lên 67 tỷ USD (tăng 2 tỷ USD sới năm 2012), trong đó một số thị trường tiềm năng đang bắt đầu chạm tới cấu trúc thị trường vũ khí toàn cầu, theo báo cáo năm 2014 từ kho dữ liệu chứa hơn 30.000 chương trình xuất khẩu vũ khí của IHS Jane's DS Forecas cho biết.

Các công ty và nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu trên thị trường buôn bán vũ khí thế giới cũng đang có sự thay đổi nhẹ. Sau khi vượt qua Anh, Ý và Israel ở Tây Á, Hàn Quốc được dự báo sẽ trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn hơn cả đối thủ nặng ký nhất trong khu vực là Trung Quốc.

Đối với các nước mua vũ khí, trong năm 2013 Ấn Độ vẫn là quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới, trong đó bao gồm việc tiếp nhận các máy bay săn ngầm P-8 Poseidon từ Mỹ. Ở Đông Á, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc để trở thành nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất khu vực. Các dữ liệu của IHS Balance of Trade 2014 cũng cho thấy rằng, Australia, Indonesia, Mexico và Việt Nam sẽ là những thị trường đầy tiềm năng cho các nhà xuất khẩu vũ khí thế giới trong thập kỷ tới. Trong khi đó, thị trường nhập khẩu vũ khí châu Âu và Nhật Bản được dự đoán sẽ giảm mạnh.

Các thỏa thuận trong lĩnh vực thương mại hàng không vũ trụ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2013, trong khi các thị trường quan trọng khác sẽ đi vào giai đoạn tương đối đói kém; xuất khẩu tàu chiến vẫn là một thị trường tương đối nhỏ với tổng giá trị ước tính chỉ khoảng 5 tỷ USD trong năm 2014.

Nhìn chung, 2014 vẫn là năm mà thị trường xuất khẩu vũ khí tiếp tục tăng trưởng. Với một số chương trình lớn chưa được quyết định, do vậy, vẫn còn rất nhiều tiềm năng để tạo ra sự thay đổi thứ hạng và vị trí xuất khẩu trong một số lĩnh vực cũng như một số nhà xuất khẩu vũ khí trên toàn cầu.

Thị trường vũ khí châu Á - Thái Bình Dương 2014

Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Indonesia, Đài Loan và Thái Lan nhập khẩu thêm 2,3 tỷ USD vũ khí trong năm 2013. Ngân sách quốc phòng Indonesia đã tăng gấp 3 lần trong 4 năm gần đây và ngân sách dự kiến của họ sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới. Trong năm 2012, Indonesia đã nhập khẩu 0,6 tỷ USD vũ khí và tăng lên 1,8 tỷ USD trong năm 2013 sau khi đặt mua hàng loạt các nền tảng chiến đất mặt đất và trên không. Nhập khẩu vũ khí Đông Á đã tăng lên gần 25% từ 9,8 tỷ USD lên đến 12,2 tỷ USD trong giai đoạn năm 2011-2012. Vị trí nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất ở khu vực Đông Á là Hàn Quốc đã bị Trung Quốc "soán ngôi" trong năm 2013.

Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí chủ yếu cho Đông Á với tổng giá trị các thỏa thuận lên đến 4,1 tỷ USD trong năm 2012. Trong khi đó, thương mại quốc phòng của Nga ở thị trường Trung Quốc đã tăng từ 2,5 tỷ USD lên đến 3,4 tỷ USD.

Hàn Quốc không chỉ mở rộng xuất khẩu vũ khí đến các nước trong khu vực mà còn trên cả toàn cầu, điển hình là Azerbaijan, Indonesia, Iraq, Philippines, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng giá trị xuất khẩu vũ khí Hàn Quốc đạt 600 triệu USD năm 2013 và dự đoán sẽ lên đến 1,5 tỷ USD vào năm 2015, khi đó, Seoul sẽ sánh ngang với nhiều công ty xuất khẩu vũ khí lớn của phương Tây.

Đối với Trung Quốc, xuất khẩu vũ khí của nước này vẫn chủ yếu dựa vào một vài khách hàng quen thuộc như Bangladesh, Pakistan và Venezuela.

IHS Jane's DS Forecas cho biết rằng, ngân sách quốc phòng Việt Nam bắt đầu tăng nhanh từ năm 2009, thúc đẩy sự gia tăng về nhập khẩu 0,3 tỷ USD lên 0,9 tỷ USD trong năm ngoái. Dựa trên những hợp đồng đã ký kết, tổng giá trị này được dự đoán sẽ đạt mức 1,4 tỷ USD trong năm 2014.
Bình luận(Facebook)
0 Bình luận(Blogger)
Bình luận(G+)
| Copyright © 2013 Vietnam Defence